Du Học Hàn Quốc

Du Học Hàn Quốc

Du Học Hàn Quốc

Du Học Hàn Quốc

Du Học Hàn Quốc
Du Học Hàn Quốc
Banner

ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI NHẬT


Ngày đăng: 30/07/2019 - 9:10 AM

Một số nét văn hóa đặc trưng của người nhật

Người Nhật rất tỉ mỉ và cẩn thận nhưng họ có đầu óc rất sáng tạo. Không chỉ vậy người Nhật có ý thức tập thể rất cao nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện.

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét.

Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao.
 

Thiết kế nhà của người Nhật thường rất tinh tế, hiện đại, gần gũi với thiên nhiên

 

 

1, Văn hóa ẩm thực của người Nhật

Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật.
 

 

Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật Bản đã sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với hầu hết các món ăn của phương Tây. Đồ ăn của Nhật Bản chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật.

Tiệc trà truyền thống Văn Hóa Nhật Bản là một truyền thống vô cùng cổ xưa của đất nước hoa anh đào. Mỗi bước và chi tiết trong quá trình pha, uống trà đều phải theo bốn tiêu chí: hài hòa, tôn trọng, trong sạch và bình thản.

2. Tết truyền thống của người Nhật

Điệu múa Rồng truyền thống tại Kobe, Nhật Bản

 

Từ lâu, trong tâm linh người Nhật đã coi Tết Nguyên Đán được bắt đầu từ khi họ làm Lễ đón Giao thừa – thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới bắt đầu từ 24 giờ ngày 29 hoặc 30 hoặc 31/12 dương lịch tuỳ theo năm đó là năm thiếu, đủ hay thừa (nhuận ) ngày, cho đến 1 giờ ngày 1/1 dương lịch. Ba ngày đầu từ mồng 1-3/1 được coi là 3 ngày đặc biệt, thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán.
 

Ngày tết truyền thống của Nhật Bản

Để đón tết mọi người đều ăn mặc đẹp, đến đền chùa làm lễ hatsumode đầu năm. Để mặc kimono, các phụ nữ Nhật đều phải búi tóc theo kiểu truyền thống rất cầu kỳ.

Ngày tết đường phố được trang trí cầu kỳ, rực rỡ


Sáng mồng 1 Tết, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới ( Oshogatsu ). Đầu tiên là rượu mừng năm mới otoso trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ.

Pháo hoa – Thứ không thế thiếu ở thời khắc đón chào năm mới tại Nhật Bản

Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng đông và uống rượu sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp đến là món ăn ngày Tết osechi sau khi cúng Thần năm mới. Tục lệ mừng tuổi cho trẻ em hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè cũng được tiến hành kể từ sau Lễ đón Giao thừa năm mới. Riêng với việc tặng quà hoặc bưu thiếp chúc mừng năm mới trong các mối quan hệ mang tính đối ngoại giữa các cá nhân với nhau.

 

Tiếng Nhật Bản

Với sự kết hợp giữa hai loại ký tự được viết theo cách viết chính thức từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Ngày nay, một số lớn các tài liệu cả chính thức lẫn không chính thức, đặc biệt là các tài liệu không chính thức được viết theo chiều ngang từ trái sang phải, tuy rằng báo chí và các tác phẩm văn học vẫn sử dụng kiểu viết dọc truyền thống.

 

Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Ít chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây người Nhật cũng đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa Nhật Bản đặc trưng với nhiều nét độc đáo riêng. Một Nhật Bản hiện đại đang vươn lên với sức mạnh nội sinh phi thường dù phải gánh chịu bao nhiêu khắc nghiệt từ thiên nhiên. Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản để thấy rằng văn hóa Nhật Bản là đại diện tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, hài hòa, phong phú và phát triển về nhiều mặt.